Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh
Đăng ngày 26/01/2024 11:00 AM
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở giữ vị trí hết sức quan trọng, có tác động trực tiếp tới tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống của người dân và cộng đồng dân cư. Đời sống văn hóa cơ sở được coi là nền tảng của văn hóa, tạo dựng sự gắn bó sâu sắc giữa văn hóa với đời sống xã hội. Thanh Hoá có 27 huyện, thị xã, thành phố; 559 xã, phường, thị trấn; 4.357 thôn, bản, tổ dân phố và trên 900.000 hộ gia đình. Nhận thức rõ vai trò của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, năm 2023, ngành Văn hóa và Thể thao đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trọng tâm là: Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 - 2026, Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng và phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025"; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức kiểm tra công tác xét tặng danh hiệu văn hóa, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với việc thẩm định các tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đảm bảo theo quy định; tổ chức 03 lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa cơ sở, gia đình cho trên 500 lượt học viên là công chức văn hóa cấp huyện, cấp xã nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức triển khai công tác xây dựng đời sống văn hóa tại cơ sở…
Các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thông qua định hướng về chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách phát triển văn hóa; các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng, phát triển văn hóa được đưa vào các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện từ tỉnh xuống cơ sở. Tại các huyện, thị xã, thành phố, công tác tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa luôn được chú trọng và triển khai rộng khắp đến các tầng lớp nhân dân tại các khu dân cư, hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Công tác xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa từng bước đi vào nề nếp, đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ, số lượng, tỷ lệ công nhận danh hiệu văn hóa không ngừng được tăng lên; quan tâm bố trí nguồn kinh phí để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao nhằm phục vụ tốt các sinh hoạt cộng đồng; chú trọng phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân; các mô hình, câu lạc bộ văn văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì, nhân rộng, thu hút đông đảo người dân đến sinh hoạt, vui chơi, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao; thực hiện tốt các quy định về hương ước, quy ước, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội… Trong quá trình thực hiện phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong lao động, sản xuất, học tập, các điển hình về tấm gương về tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong cộng đồng dân cư được nâng lên… Kết quả, năm 2023, toàn tỉnh có 824.839/971.235 số hộ gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", đạt tỷ lệ 84.9%; có 3.723/4.357 thôn, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu "Khu dân cư văn hóa", đạt tỷ lệ 85.4%; xây dựng 03 hạng mục công trình của Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp huyện, nâng tổng số lên 13/20 Trung tâm VHTT cấp huyện đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTTDL; xây mới 26 Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, nâng tổng số lên 287/559 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, đạt tỷ lệ 51.3% (trong số 287 Trung tâm VH-TT cấp xã, có 204 Trung tâm VHTT xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTTDL); xây dựng mới 55 nhà và cải tạo 69 Nhà Văn hóa – Khu Thể thao thôn, bản, khu phố , nâng lên 4.287/4.357 thôn, bản, khu phố có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao, đạt tỷ lệ 98,3% (Trong số 4.287 Nhà Văn hóa – Khu Thể thao thôn, bản, khu phố, có 2.958 Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VHTTDL).
Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được thực hiện tốt trong cộng đồng: Việc cưới, việc tang được tổ chức trang trọng, văn minh, tiết kiệm; tránh phô trương, lãng phí; phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình; loại bỏ các hủ tục lạc hậu; ý thức tự giác, chấp hành pháp luật về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của người dân được nâng lên rõ rệt. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước đã được các cấp ủy, chính quyền và người dân tích cực thực hiện, đến nay đã có 100% khu dân cư xây dựng, tổ chức thực hiện tốt quy ước, hương ước, cùng với đó các huyện đang tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung đối với hương ước, quy ước theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong thời gian tới, để công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đi vào thực chất, hiệu quả, các địa phương cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau đây:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò, mục đích, ý nghĩa của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền và Nhân dân trong việc xây dựng các danh hiệu văn hóa, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; phải xác định đó là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và của các tầng lớp Nhân dân, nhằm đưa công tác này đi vào hiệu quả, thực chất. Trong đó chú trọng nội dung tuyên truyền phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quan tâm đến hình thức tuyên truyền mới qua các phương tiện truyền thông và mạng Internet… để bắt kịp xu hướng tiếp nhận thông tin đa chiều, đa kênh của Nhân dân.
2. Tập trung triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ: số 86/NĐ-CP ngày 07/12/2023 Quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, "Xã, phường, thị trấn tiêu biểu"; Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. Nhiệm vụ trước mắt, Sở VHTTDL tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 86/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định về việc Quy định chi tiết tiêu chuẩn, thang điểm áp dụng chấm điểm, xét tặng các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, để làm cơ sở, căn cứ cho các địa phương áp dụng, triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh.
Các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thông qua định hướng về chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách phát triển văn hóa; các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng, phát triển văn hóa được đưa vào các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện từ tỉnh xuống cơ sở. Tại các huyện, thị xã, thành phố, công tác tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa luôn được chú trọng và triển khai rộng khắp đến các tầng lớp nhân dân tại các khu dân cư, hộ gia đình, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Công tác xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa từng bước đi vào nề nếp, đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ, số lượng, tỷ lệ công nhận danh hiệu văn hóa không ngừng được tăng lên; quan tâm bố trí nguồn kinh phí để xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao nhằm phục vụ tốt các sinh hoạt cộng đồng; chú trọng phát triển Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tạo sức lan tỏa rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân; các mô hình, câu lạc bộ văn văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì, nhân rộng, thu hút đông đảo người dân đến sinh hoạt, vui chơi, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao; thực hiện tốt các quy định về hương ước, quy ước, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội… Trong quá trình thực hiện phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong lao động, sản xuất, học tập, các điển hình về tấm gương về tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong cộng đồng dân cư được nâng lên… Kết quả, năm 2023, toàn tỉnh có 824.839/971.235 số hộ gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", đạt tỷ lệ 84.9%; có 3.723/4.357 thôn, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu "Khu dân cư văn hóa", đạt tỷ lệ 85.4%; xây dựng 03 hạng mục công trình của Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp huyện, nâng tổng số lên 13/20 Trung tâm VHTT cấp huyện đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTTDL; xây mới 26 Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, nâng tổng số lên 287/559 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, đạt tỷ lệ 51.3% (trong số 287 Trung tâm VH-TT cấp xã, có 204 Trung tâm VHTT xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ VHTTDL); xây dựng mới 55 nhà và cải tạo 69 Nhà Văn hóa – Khu Thể thao thôn, bản, khu phố , nâng lên 4.287/4.357 thôn, bản, khu phố có Nhà Văn hóa - Khu Thể thao, đạt tỷ lệ 98,3% (Trong số 4.287 Nhà Văn hóa – Khu Thể thao thôn, bản, khu phố, có 2.958 Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VHTTDL).
Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được thực hiện tốt trong cộng đồng: Việc cưới, việc tang được tổ chức trang trọng, văn minh, tiết kiệm; tránh phô trương, lãng phí; phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và hoàn cảnh gia đình; loại bỏ các hủ tục lạc hậu; ý thức tự giác, chấp hành pháp luật về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang của người dân được nâng lên rõ rệt. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước đã được các cấp ủy, chính quyền và người dân tích cực thực hiện, đến nay đã có 100% khu dân cư xây dựng, tổ chức thực hiện tốt quy ước, hương ước, cùng với đó các huyện đang tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung đối với hương ước, quy ước theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong thời gian tới, để công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đi vào thực chất, hiệu quả, các địa phương cần tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau đây:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò, mục đích, ý nghĩa của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền và Nhân dân trong việc xây dựng các danh hiệu văn hóa, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; phải xác định đó là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và của các tầng lớp Nhân dân, nhằm đưa công tác này đi vào hiệu quả, thực chất. Trong đó chú trọng nội dung tuyên truyền phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, quan tâm đến hình thức tuyên truyền mới qua các phương tiện truyền thông và mạng Internet… để bắt kịp xu hướng tiếp nhận thông tin đa chiều, đa kênh của Nhân dân.
2. Tập trung triển khai thực hiện các Nghị định của Chính phủ: số 86/NĐ-CP ngày 07/12/2023 Quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, "Xã, phường, thị trấn tiêu biểu"; Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. Nhiệm vụ trước mắt, Sở VHTTDL tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 86/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định về việc Quy định chi tiết tiêu chuẩn, thang điểm áp dụng chấm điểm, xét tặng các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, để làm cơ sở, căn cứ cho các địa phương áp dụng, triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Quan tâm đến công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất, nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm, bổ sung trang thiết bị tại thiết chế văn hóa, thể thao, nhất là đối với thiết chế Nhà Văn hóa - Khu Thể thao thôn, bản, tổ dân phố; đồng thời đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện công tác quản lý nhà nước và tặng thưởng các danh hiệu văn hóa hàng năm theo quy định của Luật Thi đua Khen thưởng số 06/2022/QH15 ngày 15/6/2022.
4. Tiếp tục duy trì, tổ chức tốt các hoạt động của Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã và Nhà Văn hoá - Khu Thể thao thôn theo từng tháng, quý, năm; đa dạng hoá các hình thức sinh hoạt, tăng cường tổ chức phong phú các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hoá, văn nghệ, TDTT, trong đó chú trọng đến công tác bảo tồn loại hình văn hoá dân gian của địa phương; nâng cao chất lượng xét, công nhận, khen thưởng cho các danh hiệu văn hóa theo quy định; củng cố vững chắc nếp sống văn hóa, làm cho việc thực hiện các quy định về hương ước, quy ước, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các sinh hoạt cộng đồng dần trở thành nếp sống, thói quen hàng ngày của người dân ở nông thôn, thành thị; đẩy mạnh duy trì, nhân rộng các mô hình, CLB nhằm thu hút người dân đến sinh hoạt, vui chơi, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao trên địa bàn.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác xây dựng đời sống văn hóa ở các cấp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm và nắm bắt thông tin để đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
Như vậy, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa là một trong những phong trào lớn, có sức lan tỏa rộng rãi trong Nhân dân vì mục tiêu chung là cải thiện và thay đổi đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân; bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá cơ sở chính là nền tảng vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
4. Tiếp tục duy trì, tổ chức tốt các hoạt động của Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã và Nhà Văn hoá - Khu Thể thao thôn theo từng tháng, quý, năm; đa dạng hoá các hình thức sinh hoạt, tăng cường tổ chức phong phú các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hoá, văn nghệ, TDTT, trong đó chú trọng đến công tác bảo tồn loại hình văn hoá dân gian của địa phương; nâng cao chất lượng xét, công nhận, khen thưởng cho các danh hiệu văn hóa theo quy định; củng cố vững chắc nếp sống văn hóa, làm cho việc thực hiện các quy định về hương ước, quy ước, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và các sinh hoạt cộng đồng dần trở thành nếp sống, thói quen hàng ngày của người dân ở nông thôn, thành thị; đẩy mạnh duy trì, nhân rộng các mô hình, CLB nhằm thu hút người dân đến sinh hoạt, vui chơi, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao trên địa bàn.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức làm công tác xây dựng đời sống văn hóa ở các cấp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm và nắm bắt thông tin để đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện.
Như vậy, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa là một trong những phong trào lớn, có sức lan tỏa rộng rãi trong Nhân dân vì mục tiêu chung là cải thiện và thay đổi đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân; bảo tồn, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, quan tâm nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá cơ sở chính là nền tảng vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Trịnh Thị Thủy